Soi kèo góc Osasuna vs Girona, 19h00 ngày 13/4


相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Osasuna vs Girona, 19h00 ngày 13/4 -
Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, nhiều thí sinh và giáo viên đã mường tượng ra và đoán định mức điểm chuẩn năm nay nhiều khả năng sẽ cao hơn so với năm ngoái do đề thi “dễ thở”. Điểm chuẩn đại học năm 2020 tăng đột biếnĐiều này càng được củng cố sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2020, Bộ GD-ĐT công bố xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với một số ngành đào tạo đặc thù. Ở nhóm ngành đào tạo giáo viên, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đã tăng 0,5 điểm so với năm 2019. Ở nhóm ngành đào tạo sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cũng được xác định ở mức cao hơn 1 điểm so với năm 2019. Bộ GD-ĐT cũng cho hay, cơ bản “điểm sàn” năm nay cao hơn năm ngoái.
Thế nhưng mức điểm thực tế khi một số trường công bố hẳn khiến nhiều thí sinh ngỡ ngàng bởi sự tăng vọt, đặc biệt ở khối ngành Kinh tế, Kỹ thuật - Công nghệ, Y - Dược.
Ảnh minh họa: Thanh Tùng Nhìn chung, điểm chuẩn các ngành ở tất cả các trường khối kinh tế đều tăng. Nguyên nhân có thể là do ở khối này, năm nay các phương thức xét tuyển khác ngoài điểm thi tốt nghiệp THPT chiếm tỷ lệ lớn.
Dẫn chứng đối với trường top giữa là ĐH Thương mại, năm nay điểm chuẩn các ngành đều dao động ở mức 24 đến hơn 26. Trong khi năm ngoái, mức điểm chuẩn chỉ trong khoảng từ 22 đến 24, và cũng chỉ có duy nhất một ngành có mốc điểm chuẩn 24. Như vậy, hầu hết các ngành đều tăng, thậm chí nhiều ngành tăng gần 3 điểm. Điểm khá thú vị là ngành có điểm chuẩn cao nhất Trường ĐH Thương mại năm 2019 chỉ bằng đúng ngành có điểm chuẩn thấp nhất năm 2020.
Năm nay, ngành Marketing có mức điểm chuẩn cao nhất Trường ĐH Thương mại với 26,7 điểm; xếp ngay sau đó là ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng với 26,5 điểm.
Với những mức điểm này, nếu ở kỳ tuyển sinh đại học năm ngoái, các thí sinh hoàn toàn có thể trúng tuyển vào Trường ĐH Ngoại thương hay Trường ĐH Kinh tế quốc dân.
Bởi năm 2019, nhóm ngành có điểm chuẩn cao nhất của Trường ĐH Ngoại thương tại cơ sở Hà Nội là Kinh doanh quốc tế và Quản trị kinh doanh quốc tế là 26,25; nhóm ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh tại cơ sở 2 ở TPHCM cũng chỉ đến 26,4 điểm.
Trong khi đó, 2 ngành có điểm chuẩn cao nhất Trường ĐH Kinh tế quốc dân năm 2019 là Kinh tế quốc tế và Kinh doanh quốc tế cũng chỉ ở mức 26,15.
Nếu xét điểm chuẩn Trường ĐH Ngoại thương, năm nay điểm chuẩn nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế quốc tế cao nhất lên đến 28 điểm, cao hơn 1,8 điểm so với mức điểm chuẩn của năm ngoái.
Các nhóm ngành khác như Luật; Tài chính - Ngân hàng, Kế toán,... mức điểm chuẩn cũng đều tăng lên gần 2 điểm.
Nếu thống kê mức điểm chuẩn của riêng Trường ĐH Ngoại thương trong 5 năm gần nhất, thì mức điểm năm nay cũng thuộc hàng cao nhất và xấp xỉ với năm 2017 - năm được đánh giá là trải qua một kỳ thi THPT quốc gia có “mưa điểm 10”.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng tương tự khi mức điểm chuẩn nhiều ngành học tăng từ 2-3 điểm.
Điểm chuẩn ngành Khoa học máy tính thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin là ngành học có điểm chuẩn cao nhất năm nay với 29,04 điểm. Năm ngoái ngành này cũng có điểm chuẩn cao nhất vào trường nhưng mức điểm chuẩn chỉ là 27,42.
Xếp ngay sau đó các ngành Kỹ thuật máy tính, Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo cũng tăng điểm chuẩn khi năm nay là 28,65; trong khi năm ngoái lần lượt là 26,85 và 27 điểm.
Điểm chuẩn các ngành của Trường ĐH Y Hà Nội năm 2020 cũng tăng từ 2,15 đến 3,35 điểm, tăng mạnh nhất là ngành Y khoa phân hiệu Thanh Hóa (3,35 điểm) và ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học (3,3 điểm).
Ảnh minh họa: Thanh Hùng Phụ huynh và thí sinh ngỡ ngàng
Một thầy giáo chuyên luyện thi ở Hà Nội cho biết, từ tối 4/10, ngay sau khi nhiều trường đại học top đầu công bố điểm chuẩn, bản thân đã nhận được mấy chục cuộc điện thoại từ các phụ huynh, thí sinh nhưng hầu hết trong đó lại là để xin tư vấn vì lý do “trượt hết tất cả các nguyện vọng”. Thậm chí có em tới 27,5 cũng “ngã ngựa”, trượt hết tất cả.
Thực tế với cách xét tuyển các nguyện vọng theo kiểu “nước tràn” như hiện nay, việc trúng tuyển vào một ngành học/trường của một thí sinh có mức điểm cao hay đơn giản là “đỗ được vào đại học” không phải là quá khó khăn nếu thí sinh đăng ký nhiều hơn nguyện vọng dự phòng cho các mức điểm thấp hơn mà mình có.
Song một phần có thể cũng vì mức điểm cao (nếu so sánh với năm ngoái) khiến các thí sinh và phụ huynh rơi vào trạng thái chủ quan, an tâm “ảo”.
Thí sinh Đ.T.N ở Thái Bình có tổng điểm theo tổ hợp khối D là 24 nhưng cũng “méo mặt” vì trượt tất cả nguyện vọng.
Thí sinh này đăng ký ngành Báo chí và Truyền thông đại chúng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng một số ngành của trường khác ở mức điểm chuẩn khoảng 22 của năm 2019, nhưng năm nay “té ngửa” vì khi các trường công bố đều trên 26 điểm.
Một thí sinh khác chia sẻ: “Em để 5 nguyện vọng và được gần 25 điểm nhưng trượt hết cả 5. Em không nghĩ là điểm năm nay tăng nhiều như thế”
Về nguyên nhân khiến điểm chuẩn tăng mạnh so với năm ngoái, ngoài yếu tố khách quan là điểm thi, việc các trường ngày càng tuyển sinh bằng nhiều phương thức cũng là một phần nguyên nhân đẩy điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tăng vọt.
Bởi khi số chỉ tiêu đã được lấp dần bởi các phương thức khác, số dành cho phương thức dùng điểm thi tốt nghiệp THPT chắc chắn bị co hẹp.
Tra cứu điểm thi các trường Đại học trong toàn quốc năm 2020 TẠI ĐÂY
Hải Nguyên
Các trường đại học bắt đầu công bố điểm chuẩn
Từ 17h chiều nay (4/10), các trường đại học bắt đầu công bố điểm chuẩn dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
"> -
Năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) ban hành Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam (NLNNVN) theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT. Một trong các mục tiêu của việc ban hành khung NLNNVN là "tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi giáo dục, công nhận văn bằng, chứng chỉ với các quốc gia ứng dụng Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR)". 'Định giá' chứng chỉ IELTS ngang điểm 10 Anh vănKhung NLNNVN được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) với 6 bậc từ Bậc 1 đến Bậc 6. CEFR là một tiêu chuẩn quốc tế để mô tả khả năng sử dụng ngôn ngữ. Nó mô tả khả năng sử dụng ngôn ngữ theo 6 bậc, từ cấp độ A1 cho người mới bắt đầu, cho đến cấp độ C2 cho những người đã thành thạo một ngôn ngữ.
"> -
Tương lai mịt mù của 3 đứa trẻ nhút nhát, lem luốc, mồ côi cha mẹCăn nhà xuống cấp, mục nát của gia đình Thoan
Từ khi sinh Thoan, chị mắc chứng động kinh, chỉ quanh quẩn trong nhà, không làm được việc gì. Nhà có 2 sào ruộng không đủ ăn, anh Hạnh phải đi đánh cá, nhờ mọi người mang ra chợ bán hộ.
Em Khoa, con gái đầu của anh chị vì thế cũng không được học hành tử tế, chưa xong cấp 2 đã nghỉ, mỗi năm lại vào Khe Sanh, Quảng Trị hái cà phê thuê vài tháng, phụ ba nuôi cả nhà.
Đến năm 19 tuổi, Khoa lấy chồng người xã bên, sau đó mang bầu nhưng khi sinh con ra, chồng em lại không nhận con vì cho rằng không giống mình.
Quá đau lòng, Khoa đành ôm con về nhà ba mẹ, nuôi con được 7 tháng thì bỏ đi biệt tích.
Con gái bỏ đi, vợ chồng anh Hạnh phải nuôi thêm cháu trai Phan Anh Tuấn (SN 2013). Chính anh chị cũng không ngờ, năm 2014 đến lượt mình bị vỡ kế hoạch, sinh thêm con út, đặt tên là Đỗ Văn Thìn.
Ba đứa trẻ bơ vơ, nương tựa vào người dì nghèo khó Cuộc sống đã chật vật nay lại càng khổ sở bởi những cơn động kinh của chị Hoa cứ tăng lên như cơm bữa.
“Có lần tôi sang thấy em ngã xuống nền nhà, co giật, miệng sùi bọt mép, mắt trắng dã, phải 30 phút sau mới đỡ”, chị Nguyễn Thị Chiến, chị gái chị Hoa cho biết.
Cách đây 5 năm, khi con trai út 1 tuổi, nửa đêm chị Hoa dậy đi vệ sinh thì bị một cơn động kinh quật ngã. Gia đình nhanh chóng đưa chị đến Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới cấp cứu nhưng 2 ngày sau, chị bị trả về.
Chị Hoa mất, ai cũng mong con gái đầu về chịu tang mẹ, đỡ đần ba nuôi con và em nhưng không thể nào liên lạc được.
“Trong đám đang, nhìn hai đứa trẻ 1 và 2 tuổi, đứa lớn hơn chịu tang bà ngoại, đứa nhỏ chịu tang mẹ liên tục giật khăn trắng ra khỏi đầu mà chúng tôi không thể nào cầm được nước mắt”, chị Chiến kể.
Bên trong căn nhà của gia đình Một mình anh Hạnh với 2 đứa con, 1 đứa cháu sống trong căn nhà u ám, dột nát tứ bề, tường nứt toác, nền xi măng thủng lỗ chỗ. Phía bên trái nhà mái đã thõng xuống, anh phải lấy 3 que gỗ chống lên nhưng chỉ cần một trận gió đã lung lay, không biết sập lúc nào.
Đầu năm 2020, Bụng anh Hạnh chướng to, da vàng, đi khám thì bác sỹ kết luận bị ung thư gan. Cố gắng chống chọi đến tháng 5 thì anh qua đời. Từ khi ba mất, mấy cậu cháu Thoan đành qua nhà dì là Nguyễn Thị Luyến (SN 1969) gần đó ở tạm.
Chị Luyến cũng một mình nuôi 2 con, giờ lại nhận thêm 3 đứa cháu là Thoan, Thìn và Tuấn. Nhà cũng chỉ được 3 sào ruộng không đủ sống, chị phải đi nhặt ve chai về bán lấy tiền mua thức ăn cho con cháu.
Mặc dù mất chưa đến 1 năm nhưng trên bàn thờ trong ngôi nhà cũ không có nổi một tấm ảnh của anh Hạnh. “Dượng ấy sống khổ mà chết cũng khổ quá”, chị Luyến chua chát nói.
Bàn thờ không có nổi tấm di ảnh của anh Hạnh Ổ trứng gà, tài sản duy nhất của 3 đứa trẻ Sống trong cảnh nghèo, dì còn mải bận kiếm miếng ăn nên ba cậu cháu Thoan trở nên nhút nhát, lem luốc, ít cười nói và ánh mắt buồn vô tận.
Cứ mỗi buổi trưa, mấy đứa trẻ sang nhà dì ăn cơm rồi về nhà mình ngủ để chiều đi học tiếp, tối đến lại kéo nhau qua nhà dì.
“Từ khi dượng Hạnh mất, căn nhà lạnh lẽo quá. Tối đến tôi sang bật điện sáng để cả đêm, khép cửa rồi mới về”, chị Luyến nói.
Hôm chúng tôi (PV) đến, các cháu vừa đi học về. Thấy người lạ nên không cháu nào dám vào nhà, phải gọi mãi Thoan mới rụt rè lại gần nhưng hỏi gì cũng không nói.
Tài sản duy nhất của anh em Thoan bây giờ là căn nhà dột nát, một con gà mái đang đẻ trứng để khi đói mấy anh em còn có cái luộc ăn và một tương lai mịt mờ không lối ra.
Ông Nguyễn Ngọc Phương, Phó chủ tịch UBND xã Hải Phú thông tin, hoàn cảnh gia đình các cháu rất éo le, bố mẹ đều mất, nhà dì hiện cũng đang khó khăn nên rất mong nhận được sự giúp đỡ của các mạnh thường quân .
Hải Sâm
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Luyến, thôn Nam Sơn, xã Hải Phú, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. SĐT 0833583639
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.058(anh em Đỗ Văn Thoan)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436">